Hướng dẫn chơi những tướng Hỗ Trợ trong Liên Minh: Tốc Chiến

0
1714
Nhóm tướng hỗ trợ Liên Minh: Tốc Chiến
Nhóm tướng hỗ trợ Liên Minh: Tốc Chiến

Các tướng Hỗ Trợ đang vấp phải những cái nhìn không khách quan về sức mạnh. Trong khi đó, vai trò của các tướng này không hề thua kém so với bất kỳ vị trí nào khác. Nếu chơi tốt, tướng hỗ trợ hoàn toàn có thể giành lấy MVP của ván đấu.

Tổng quan về vai trò Hỗ Trợ trong Liên Minh: Tốc Chiến

Trong các tựa game MOBA nói chung và Liên Minh Huyền Thoại Tốc Chiến nói riêng, vị trí Hỗ Trợ đóng vai trò hết sức quan trọng trong trận đấu. Nhiệm vụ chính của những tướng này là phải “bảo kê” hết mình cho đồng đội, nhường tài nguyên cho các chủ lực, đồng thời đóng vai trò “cảm tử” trong giao tranh. Hỗ Trợ có thể được coi là vị trí cao cả nhất trong đội hình.

Vai trò của tướng Hỗ Trợ trong Liên Minh: Tốc Chiến

Tuy nhiên, có một sự thật phũ phàng là rất ít game thủ chọn chơi Hỗ Trợ. Đây được coi là vị trí “bất đắc dĩ” đối với không ít người. Nguyên nhân là vì các vị tướng này không phải là nguồn sát thương chính trong đội, không thể có được nhiều mạng hạ gục, hay nói cách khác là “chơi không đã tay”. 

Dẫu vậy, nếu cho rằng vị trí Hỗ Trợ không có cơ hội tỏa sáng thì bạn hoàn toàn sai rồi đấy nhé. Thực tế trong nhiều ván đấu, danh hiệu MVP đã thuộc về những anh hùng thầm lặng này. Nếu chưa từng đạt được điều đó có thể là bạn chưa phát huy được hết sức mạnh khi đảm nhiệm vai trò này.

Hướng dẫn chơi các tướng Hỗ Trợ trong Liên Minh: Tốc Chiến

Dưới đây là các tướng Hỗ Trợ phổ biến trong Liên Minh: Tốc Chiến. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách biến những vị tướng này trở thành tâm điểm trận đấu, vượt mặt cả những vị trí khác.

Tướng Alistar

Ưu nhược điểm

Đã được biết đến là một hỗ trợ mẫu mực trong Liên Minh Huyền Thoại, khi bước sang Tốc Chiến, Alistar vẫn giữ vững được phong độ của mình. Điểm nổi bật của Alistar chính là sức chống chịu và độ trâu bò thuộc hạng bậc nhất trong game. Rất khó để bạn có thể hạ gục được chú bò tốt này. Không những cứng cáp, Alistar còn có khả năng hồi phục và miễn khống chế với chiêu cuối Bất Khuất.

Ưu nhược điểm của Alistar

Ưu điểm thứ hai của Alistar là sở hữu kỹ năng khống chế vô rất khó chịu. Với Nghiền Nát, Alistar sẽ hất tung những kẻ địch xung quanh mình trong 1 giây. Kỹ năng khống chế là một yếu tố rất có lợi trong giao tranh và trao đổi chiêu thức. Khi kết hợp Nghiền Nát với Bò Húc, Alistar sẽ có một pha tiếp cận và khống chế kẻ địch chớp nhoáng, hiệu quả.

Về nhược điểm, bộ kỹ năng của Alistar có thời gian hồi chiêu lâu. Đây cũng là vị tướng cận chiến nên sẽ khó xoay sở trước những vị tướng có khả năng thả diều tốt. Thêm nữa, để thực hiện thành công combo Bò Húc – Nghiền Nát đòi hỏi thao tác tay phải nhanh nhẹn, xử lý chính xác.

Bảng ngọc và phép bổ trợ

Hãy lên cho Alistar các điểm ngọc sau:

  • Dư Chấn: Sau khi làm bất động tướng địch, nhận giáp và gây sát thương phép xung quanh bạn.
  • Điểm Yếu: Làm giảm tốc độ di chuyển của tướng địch khiến chúng phải chịu nhiều sát thương hơn.
  • Lữ Khách Tinh Linh: Nhận 50 máu tối đa và 20% kháng làm chậm.
  • Thợ Săn Theo Nhóm: Khi gần tướng đồng minh, nhận 2% tốc độ di chuyển. Với mỗi đồng minh mà bạn tham gia vào một cuộc triệt hạ, bạn nhận được 50 vàng và đồng minh nhận được 50 vàng.
Bảng ngọc của Alistar

Phép bổ trợ phù hợp nhất dành cho Alistar là Thiêu Đốt và Tốc Biến. Thiêu Đốt sẽ tối đa khả năng dồn sát thương của Alistar lên kẻ địch trong thời gian ngắn. Cùng với Xạ Thủ, bạn có thể hạ gục mục tiêu nhanh nhất có thể. Tốc Biến được sử dụng đa dụng, tiếp cận kẻ địch, tháo chạy hoặc hỗ trợ thực hiện combo khi cần thiết.

Cách lên đồ

  • Lời Hứa Hộ Vệ: Giúp Alistar tăng thêm 350 máu, 40 giáp và giảm 10% thời gian hồi chiêu.
  • Giày Thủy Ngân: Alistar tăng 15% tốc độ di chuyển trong 3 giây. Gây sát thương hoặc nhận sát thương từ tướng bỏ chạy.
  • Tụ Bão Zeke: Alistar tăng thêm 40 giáp, 40 kháng phép, 150 năng lượng và 10% thời gian hồi chiêu.
  • Mặt Nạ Vực Thẳm: Giúp tăng thêm 300 máu, 40 sát thương phép, 300 năng lượng và giảm 10% hạ nhiệt.
  • Giáp Gai: Giúp tăng thêm 200 máu và 75 giáp. Khi bị tấn công, phản lại 25 sát thương phép + 10% giáp cộng thêm và gây cho chúng Vết thương thần kinh trong 1 giây.
  • Giáp máu: Giúp Alistar tăng thêm 650 máu, 200% hồi máu và giảm thời gian hồi chiêu. Nếu bạn có ít nhất 2500 Máu, hồi 5% máu mỗi giây nếu bạn không nhận sát thương trong vòng 6 giây qua.
  • Thú Tượng Thạch Giáp: Tăng 40% máu của Alistar, đồng thời giảm 60% sát thương gây ra trong 4 giây. Nếu có 3 tướng địch trở lên ở gần, sẽ được tăng 100% Máu.

Cách chơi Alistar

Ở đầu trận hãy đánh cẩn trọng, lúc này bạn chưa có đủ công cụ để “hổ báo” trước đối thủ. Từ level 2 bạn có thể thường xuyên thực hiện combo Bò Húc và Nghiền Nát ngay khi có cơ hội. Bạn cũng có thể sử dụng Bò Húc để phá rối Xạ Thủ địch, ngăn cản việc farm lính của hắn. Hoặc để đẩy lùi kẻ địch khi chúng áp sát đồng đội của bạn. Combo dồn sát thương và hiệu ứng khống chế của Alistar lần lượt là Bò Húc (chiêu 2) – Nghiền Nát (chiêu 1) – Giày Xéo (chiêu 3).

Cắm mắt ở những vị trí trọng yếu, đảm bảo tầm nhìn để bạn và đồng đội không bị gank bất ngờ. Cùng với đó, hãy di chuyển cùng đồng đội để chiếm lấy các mục tiêu quan trọng như Rồng, Sứ Giả Khe Nứt. Trong các tình huống giao tranh, bạn có thể kích hoạt Bất Khuất trong khi lao vào đội hình địch, không những giải khống chế mà Alistar còn được giảm tới 55% sát thương nhận vào trong 7 giây. 

Tướng Malphite

Ưu nhược điểm

Điều tạo nên thương hiệu của Malphite chính là chiêu thức Không Thể Cản Phá. Với khả năng ra đòn nhanh, khống chế diện rộng, Malphite trở thành nỗi đáng sợ với kẻ địch trong giao tranh. Một chiêu cuối đẹp Malphite có thể hất tung 3 – 4 kẻ địch.

Ưu nhược điểm của Malphite

Là chất tướng Hỗ Trợ, Malphite có một độ cứng cáp nhất định trước các nguồn sát thương. Thêm vào đó, với nội tại Giáp Kim Cương, Malphite gần như được tạo giáp ảo liên tục, từ đó tăng độ lì đòn của vị tướng này trên đấu trường.

Nhược điểm của Malphite là vị tướng này tương đối kém cơ động và cần thời gian để đạt được ngưỡng sức mạnh. Bên cạnh đó, Malphite nghiêng về thiên tấn công, mở giao tranh, vì vậy mà khả năng cover đồng đội tương đối thấp.

Bảng ngọc và phép bổ trợ

  • Quyền Năng Bất Diệt: Giúp Malphite cường hóa sát thương dựa trên % máu tối đa mà vị tướng này sở hữu.
  • Yếu Điểm: Điểm ngọc này giúp Malphite làm giảm tốc độ di chuyển của tướng địch, khiến chúng phải chịu nhiều sát thương hơn
  • Lữ Khách Tinh Linh: Malphite sẽ có thêm 50 máu tối đa và 20% kháng làm chậm.
  • Dải băng năng lượng: Malphite sẽ gia tăng mức năng lượng tối đa của mình lên đến 300 năng lượng cộng thêm.

Về phép bổ trợ, Tốc Biến và Thiêu Đốt sẽ phù hợp với Malphite hơn cả. Như đã nói, Malphite là một vị tướng thiên hướng tấn công nên Thiêu Đốt sẽ giúp tối ưu lượng sát thương gây lên mục tiêu. Phép Tốc Biến tùy biến sử dụng trong các trường hợp cần thiết.

Cách lên đồ

Bộ trang bị hoàn chỉnh cho Malphite bao gồm:

  • Áo Choàng Lửa
  • Giày Thủy Ngân
  • Găng Tay Băng Giá
  • Mặt Nạ Abyssal
  • Giáp Gai
  • Mũ Thích Nghi

Cách chơi Malphite

Giai đoạn đầu, hãy giữ lối đánh hòa hoãn trước kẻ địch vì Malphite chưa có nhiều công cụ trao đổi có lợi. Bạn có thể cấu rỉa đối phương bằng Mảnh Vỡ Địa Chấn. Khi tiếp cận gần mục tiêu thì sử dụng Nắm Đấm Chấn Động và Dậm Đất để liên tục gây sát thương.

Lên đến cấp độ 5, khi đã có chiêu cuối, sự đột biến mà Malphite có thể tạo ra là rất cao. Cố gắng hất tung nhiều mục tiêu nhất có thể, ưu tiên chủ lực bên phía team địch. Malphite cần phải kêu gọi đồng đội trước khi bản thân lao vào mở giao tranh, nếu không hiệu quả từ Không Thể Cản Phá sẽ bị giảm đi rất nhiều.

Tướng Braum

Ưu nhược điểm

Không ngoa khi nói rằng Braum là vị tướng bảo kê đồng đội mẫu mực nhất mà Liên Minh đã sản sinh. Vị tướng này dường như được sinh ra để trở thành tấm khiên bảo vệ cho người khác. Braum có đủ các tố chất như độ chống chịu tốt, bộ kỹ năng cover hiệu quả, hiệu ứng khống chế cao.

Ưu nhược điểm của Braum

Tuy nhiên, có một nhược điểm là phần lớn các kỹ năng của Braum là định hướng. Vì vậy đòi hỏi người chơi phải căn ke chuẩn chỉnh. Bộ chiêu thức thiên về phòng ngự, đỡ đòn nên lượng sát thương gây ra cũng tương đối hạn hẹp.

Bảng ngọc và Phép bổ trợ

Bạn có thể chọn lên các điểm ngọc như sau:

  • Suối Nguồn Sinh Mệnh
  • Yếu Điểm
  • Trung Thành
  • Thợ Săn Theo Nhóm

Về phép bổ trợ, Tốc Biến là ưu tiên số 1, phép bổ trợ còn lại bạn có thể linh hoạt chọn giữa Hồi Máu, Kiệt Sức hoặc Thiêu Đốt tùy ý đồ riêng.

Cách lên đồ

Bộ trang bị để Braum phát huy tối đa sức mạnh của mình gồm những item sau:

  • Mùa Đông Kề Cận
  • Giày Thủy Ngân
  • Lời Hứa Hộ Vệ
  • Tụ Bão Zeke
  • Khiên Băng Randuin
  • Thú Tượng Thạch Giáp

Cách chơi Braum

Nhìn chung, cách chơi Braum tương đối đơn giản, chỉ gói gọn trong khẩu quyết: bảo vệ, bảo vệ và bảo vệ. Với Tối Kiên Cường, bạn có thể chặn lại mọi nguồn sát thương hướng về mình và đồng đội. Sử dụng Nấp Sau Ta để tiếp cận kịp thời đồng đội và tạo giáp cho họ.

Khi áp sát được kẻ địch, hãy tích cực sử dụng đòn đánh tay để tích được nội tại Đánh Ngất Ngư làm choáng chúng. Với chiêu cuối Băng Địa Chấn, để tăng độ chính xác, trước đó bạn có thể làm chậm kẻ địch bằng Tuyết Tê Tái. Hãy luôn theo sát và bảo vệ chủ lực bên mình, đó mới là nhiệm vụ thiết yếu nhất của một vị tướng như Braum.

Tướng Janna

Ưu nhược điểm

Janna cũng là một cái tên được sử dụng khá phổ biến trong Liên Minh: Tốc Chiến. Ưu điểm của vị tướng này là tạo giáp và hồi máu rất tốt cho đồng đội. Bên cạnh đó, khả năng quấy rối kẻ địch cũng không phải dạng vừa. Có Janna đi kèm ở vị trí Hỗ Trợ, các Xạ Thủ gần như không phải lo về việc mình bị sốc sát thương bất ngờ.

Ưu nhược điểm của Janna

Janna là một hỗ trợ thuần buff, chính vì vậy mà lượng máu của cô nàng rất thấp, rất mỏng manh trước các nguồn sát thương. Janna không có được sức chống chịu như những Alistar, Malphite hay Braum kể trên.

Bảng ngọc và Phép bổ trợ

Những điểm ngọc dưới đây sẽ phù hợp nhất dành cho Janna:

  • Triệu Hồi Aery
  • Điểm Yếu
  • Dũng Cảm
  • Thợ Săn Theo Nhóm

Về phép bổ trợ, Tốc Biến và Kiệt Sức là thích hợp nhất đối với Janna. Kiệt Sức là công cụ bảo vệ đồng đội tốt nhất khi họ bị kẻ địch tiếp cận, ám sát. Tốc Biến có tính đa dụng, tùy trường hợp cụ thể mà bạn có thể dùng đến.

Cách lên đồ

Các trang bị của Janna không lên theo thiên hướng chống chịu mà chủ yếu là hỗ trợ, buff cho xạ thủ, bao gồm:

  • Cốc Hài Hòa
  • Giày Khai Sáng
  • Lư Hương Sôi Sục
  • Cốc Quỷ Athene
  • Mũ Thích Nghi
  • Dây Chuyền Chuộc Tội

Cách chơi Janna

Janna không phải là vị tướng dâng lên tấn công như các hỗ trợ khác. Hãy đảm bảo vị trí kề cận hoặc phía sau Xạ Thủ để cover được tốt nhất cho họ. Khi xảy ra giao tranh, trao đổi chiêu thức, hãy tạo giáp cho đồng đội bằng Mắt Bão. Khéo léo sử dụng Gió Lốc đúng hướng để hất tung kẻ địch.

Khi kẻ địch áp sát, uy hiếp đồng đội, hãy ngay lập tức sử dụng Gió Mùa để đẩy kẻ địch ra xa. Chiêu thức này bảo kê rất tốt, tuy nhiên, hãy khéo léo sử dụng nếu không muốn có những pha “bóp” đồng đội khi đẩy địch về hướng họ.

Tướng Blitzcrank

Ưu nhược điểm

Blitzcrank là vị tướng hỗ trợ “quen mặt” nhất đối với game thủ ngay từ Liên Minh Huyền Thoại. Tỷ lệ chọn vị tướng này cũng cao hơn hẳn so với những người đồng nghiệp khác. Blitzcrank có bộ kỹ năng khống chế tốt và rất… thú vị. Bạn có thể kéo kẻ địch về phía mình với Bàn Tay Hỏa Tiễn. Chú người máy này cũng có sức chống chịu rất cứng cáp, có thể đóng vai trò là một tanker trong đội hình.

Ưu nhược điểm của Blitzcrank

Nhược điểm của Blitzcrank là tiêu tốn khá nhiều năng lượng, ở đầu trận vị tướng này sẽ khá chật vật trong việc sử dụng chiêu thức. Bàn Tay Hỏa Tiễn cũng cần phải được căn chỉnh cặn kẽ mới có thể đảm bảo độ chính xác cao.

Bảng ngọc và Phép bổ trợ

Thích hợp nhất cho người máy Blitzcrank là các điểm ngọc sau:

  • Dư Chấn
  • Yếu Điểm
  • Thợ Săn Khổng Lồ
  • Thợ Săn Theo Nhóm

Về phép bổ trợ, hãy mang theo Tốc Biến và Thiêu Đốt để phù hợp với thiên hướng tấn công của Blitzcrank.

Cách lên đồ

Sở hữu bộ item dưới đây sẽ đảm bảo Blitzcrank có thể “tung hoành ngang dọc” mà không lo bị hạ gục:

  • Mùa Đông Kề Cận
  • Giày Thủy Ngân
  • Tụ Bảo Zeke
  • Lời Hứa Hộ Vệ
  • Khiên Băng Randuin
  • Giáp Máu Warmog

Cách chơi Blitzcrank

Blitzcrank tương đối dễ chơi, những gì bạn cần làm là kéo chính xác kẻ địch về phía mình. Ngay từ cấp độ 1 Blitzcrank đã có thể gây được áp lực lớn lên kẻ địch. Chúng sẽ phải rón rén núp sau lính.

Blitzcrank có thể phá rừng đối phương rất tốt bằng cách kéo Bùa ra khỏi phạm vi của chúng. Điều này sẽ khiến rừng địch mất nhiều thời gian hơn, từ đó có lợi cho thế trận đội của bạn. Tuy nhiên, đừng mải mê lang thang mà quên mất nhiệm vụ bảo kê đồng đội của mình.

Bên cạnh Bàn Tay Hỏa Tiễn, các chiêu thức khác như Đấm Móc, Trường Điện Từ cũng có khả năng khống chế rất tốt. Hãy tận dụng tối đa điều này để gây áp lực lên đội hình địch.

Trên đây là hướng dẫn cách chơi các vị tướng hỗ trợ trong Liên Minh: Tốc Chiến. Hy vọng game thủ sẽ có cái nhìn khách quan hơn về nhóm tướng này. Theo dõi Vnesport247 để cập nhật những tin tức nóng hổi nhất làng game nhé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here